Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ được ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGD&ĐT ngày 30/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ được ban hành kèm theo Quyết định số 550/QĐ-HV ngày 21/04/2022 của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông;

Căn cứ Quyết định số 1161/QĐ-HV ngày 12/09/2022 của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về việc sửa đổi, bổ sung một số Điểm tại Khoản 2, Điều 5 của Quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông;

Căn cứ kế hoạch công tác tuyển sinh năm 2024 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ Đợt 2 năm 2024. Cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.

II. HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO:

  1. Hình thức và thời gian đào tạo:

– Hình thức đào tạo: Chính quy

– Thời gian đào tạo: từ 1,5 đến 2,0 năm (theo từng chuyên ngành)

– Chương trình đào tạo các chuyên ngành trình độ thạc sĩ của Học viện được triển khai theo định hướng ứng dụng.

  1. Địa điểm đào tạo:

Tại Phía Bắc: Cơ sở đào tạo tại Hà Nội

Km10 đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội

Điện thoại: 024.33512254; Fax: 024.33829236

 Tại Phía Nam: Cơ sở đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh

 Số 11 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. Hồ Chi Minh

Điện thoại: 028.38297220; Fax: 028.38295092

III. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO, MÔN XÉT TUYỂN VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH

(*): Danh sách các môn xét tuyển tại Phụ lục 1 kèm theo Thông báo tuyển sinh này

IV. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:

     Người dự tuyển trình độ thạc sĩ tại Học viện phải có đầy đủ các điều kiện sau:

  1. Điều kiện về văn bằng đại học:

a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển tương ứng;

b) Người đã tốt nghiệp đại học ngành/chuyên ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự tuyển phải học Bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển.

c) Đối với chuyên ngành Quản trị kinh doanh, người đang làm công tác quản trị, quản lý và có văn bằng tốt nghiệp đại học không thuộc ngành đúng hoặc gần nhưng liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý thì được đăng ký xét tuyển; đồng thời phải học Bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển.

d) Người có bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ngoài các điều kiện nêu trên phải có giấy chứng nhận văn bằng tốt nghiệp của Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần, ngành khác; Danh mục các môn học Bổ sung kiến thức (BSKT) như Phụ lục II kèm theo.

  1. Điều kiện về năng lực tiếng Anh đối với người dự tuyển:

Ứng viên đáp ứng yêu cầu năng lực tiếng Anh để được đăng ký dự tuyển khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ tiếng Anh; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng tiếng Anh;

b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cấp trong thời gian không quá 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu tiếng Anh đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển (Phụ lục 3).

d) Ứng viên dự tuyển không có văn bằng, chứng chỉ tiếng Anh theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn, phải tham dự kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh do Học viện phối hợp với một trong số các đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt nam tổ chức (nếu có) và phải đạt yêu cầu theo quy định trở lên. Cụ thể là:

  – Ứng viên tham gia thi 04 kỹ năng Nghe, Đọc, Viết, Nói (mỗi kỹ năng được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến 0,5 điểm) trên máy, trực tiếp theo định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 729/QĐ-BGDĐT ngày 11/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Các ứng viên đạt điểm trung bình của 04 kỹ năng từ 4.0 trở lên sẽ được công nhận đạt năng lực tiếng Anh (tương đương với bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) để xét tuyển vào học các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện).

     Thời gian ôn tập và thi dự kiến: Tháng 10-11.2024

     Thí sinh chưa có văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ đúng theo yêu cầu dự tuyển, yêu cầu đăng ký thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tại Khoa đào tạo Sau đại học (tầng 10 nhà A2). Điện thoại: 024.33512254)

  1. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương cư trú xác nhận.
  2. Có đủ sức khỏe để học tập
  3. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Mục VII của thông báo này.

V. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN:

  1. Đối tượng ưu tiên:

a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

b) Thương binh, bệnh binh, người có thẻ chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh.

c) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, người có công với cách mạng.

d) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 02 năm trở lên ở địa phương được quy định tại điểm V.1.a.

e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học

f) Con liệt sĩ.

    2. Các loại giấy tờ cần nộp để được hưởng chính sách ưu tiên:

    • Đối tượng ưu tiên theo điểm (a) của mục V.1. phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
    • Đối tượng ưu tiên theo điểm (b) và (c) của mục V.1. phải có Thẻ thương binh hoặc các loại giấy tờ liên quan; Giấy chứng nhận Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động.
    • Đối tượng ưu tiên theo điểm (d) của mục V.1. phải có bản sao công chứng Giấy khai sinh và hộ khẩu.
    • Đối tượng ưu tiên theo điểm (e) của mục V.1. phải có bản sao Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học
    • Đối tượng ưu tiên theo điểm (f) của mục V1. Phải có bản sao Giấy khai sinh và Giấy chứng nhận là con liệt sĩ do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cấp.
  1. Chính sách ưu tiên:
    • Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 1,0 điểm (một điểm) vào tổng điểm xét tuyển (thang điểm 10).
    • Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.

Ghi chú: Mọi trường hợp bổ sung hồ sơ đối tượng ưu tiên sau ngày xét tuyển đều không được chấp nhận.

VI. NGUYÊN TẮC XÉT TUYỂN

  1. Điểm xét tuyển là tổng điểm của hai (02) môn đăng ký xét tuyển theo thang điểm 10 đối với từng môn đăng ký xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên theo quy định (nếu có) và được tính lẻ đến một chữ số thập phân.
  2. Căn cứ vào chỉ tiêu và điểm xét tuyển của từng thí sinh, Hội đồng tuyển sinh sẽ xác định phương án điểm trúng tuyển, theo nguyên tắc lấy từ thí sinh có điểm cao từ trên xuống và đảm bảo ngưỡng chất lượng.

Ghi chú: Học viện chỉ tổ chức lớp học khi mỗi lớp có từ 25 học viên trở lên. Nếu số lượng ít hơn 25 học viên / lớp thì các học viên đã trúng tuyển có thể được xem xét chuyển sang chuyên ngành khác phù hợp (cùng các môn xét tuyển) hoặc có thể bảo lưu kết quả trúng tuyển và học cùng với đợt tuyển sinh tiếp theo.

VII. HỒ SƠ TUYỂN SINH:

  1. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

a) 01 Đơn đăng ký dự tuyển trình độ thạc sĩ (theo mẫu – Mau_1__Phieu_dang_ky_du_tuyen)

b) 01 Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương) Mau_So_yeu_ly_lich

c) 01 Bản sao công chứng các loại giấy tờ sau:

    • Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học;
    • Các loại giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).
    • Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức của Học viện trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp đến ngày đăng ký xét tuyển (nếu có);
    • Giấy khai sinh;

d) Chứng chỉ tiếng Anh theo quy định (nếu có).

e) 01 Công văn cử đi dự thi của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối với thí sinh do cơ quan cử đi (không yêu cầu đối với thí sinh tự do).

f) Giấy xác nhận vị trí công tác quản lý hoặc Hợp đồng lao động/ Quyết định tiếp nhận công tác, Quyết định bỏ nhiệm (đối với thí sinh cần minh chứng về chuyên môn, nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực quản trị, quản lý);

g) 04 Ảnh mầu cỡ 3×4cm (ghi rõ họ tên và ngày sinh của thí sinh ở mặt sau) và 02 phong bì dán tem và đề sẵn địa chỉ liên hệ của thí sinh;

h) 01 Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký đến ngày nộp hồ sơ;

i) Giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (nếu là văn bằng tốt nghiệp đại học do Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp).

  1. Thời gian phát hành và tiếp nhận hồ sơ xét tuyển: Từ ngày 07/10/2024 đến ngày 06/12/2024

VIII.  KINH PHÍ:

  1. Phát hành hồ sơ: 60.000 đồng/ hồ sơ
  2. Phí đăng ký xét tuyển: 60.000 đồng/ hồ sơ
  3. Phí xét tuyển: 120.000 đồng/ môn
  4. Kinh phí học bổ sung kiến thức: 600.000 đồng /tín chỉ
  5. Học phí: 880.000 đồng/tín chỉ đối với khối ngành kinh tế;

                        920.000 đồng/ tín chỉ đối với khối ngành kỹ thuật

Lưu ý:  – Phí đăng ký xét tuyển và phí xét tuyển nộp một lần khi nộp hồ sơ ĐKXT.

   – Học viện không hoàn trả hồ sơ ĐKXT, lệ phí tuyển sinh khi thí sinh xin rút đơn ĐKXT

VIII. THỜI GIAN TỔ CHỨC XÉT TUYỂN

  1. Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến giữa tháng 12/2024.
  2. Học Bổ sung kiến thức:

Học viện tổ chức lớp học BSKT: Từ ngày 07/10/2024 đến ngày 06/12/2024

    • (Thí sinh khi đến đăng ký học BSKT mang theo bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm để xác định số môn cần phải học BSKT).
    • Các trường hợp đã học và được công nhận hoàn thành chương trình BSKT của Học viện trong thời gian 12 tháng (tính từ ngày có quyết định công nhận hoàn thành chương trình đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển) được miễn học các môn BSKT của ngành tương ứng.

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

Tại Phía Bắc:

Văn phòng Giao dịch một cửa (Bộ phận Tuyển sinh)

Km10 đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 024.33528122; Fax: 024.33829236.

Email:        tuyensinh@ptit.edu.vn

Website: https://tuyensinh.ptit.edu.vn

Tại Phía Nam:

Phòng Đào tạo và Khoa học Công nghệ – Cơ sở Học viện tại Tp. Hồ Chí Minh

Số 11 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.38297220; Fax: 028.39105510

Email: tuyensinh@ptithcm.edu.vn

Website: https://tuyensinh.ptit.edu.vn; https://ptithcm.edu.vn

Mọi thông tin chi tiết và mẫu hồ sơ đăng ký dự thi thí sinh có thể xem và tải về tại trang thông tin điện tử của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông theo địa chỉ: https://tuyensinh.ptit.edu.vn.

Toàn văn thông báo: SDaotao_45824100910161